Lịch sử Kỳ thủ chuyên nghiệp (Shogi)

Thành lập các giải đấu shogi trên báo và Liên đoàn Shogi Nhật Bản

Trước thời kỳ Edo, một người chơi shogi bất kể nghiệp dư hay chuyên nghiệp đều được gọi là 将棋指し (shōgi sashi). Sau đó dưới thời Mạc phủ Edo, các thành viên của ba gia tộc (iemoto) Ōhashi, chi Ōhashi và Itō được sự hậu thuẫn của chính quyền Mạc phủ để trở thành người chơi shogi kiếm được thu nhập từ việc đánh cờ (chuyên nghiệp), được gọi là tướng kỳ sư (将 (しょう)棋 (ぎ)師 (し), shōgishi?). Ngoài thành viên của ba gia tộc trên, có những người cũng kiếm được thu nhập từ việc chơi shogi thông qua đánh bạc (shinken), những người này chỉ được gọi là shōgi sashi mà thôi.

Sau khi Mạc phủ Edo sụp đổ, các tướng kỳ sư mất đi sự hậu thuẫn và phải tìm kiếm tài trợ từ các thương nhân, hoặc vừa chơi cờ vừa kiếm công việc khác, hoặc trở thành shinken-shi (chơi shogi đánh bạc ăn tiền). Trong thời kỳ này, những người chơi shogi có thực lực được gọi là kỳ khách (棋 (き)客 (かく), kikaku?).

Từ giữa thời kỳ Minh Trị, shogi bắt đầu xuất hiện trên báo chí, và một số người chơi cờ bắt đầu kiếm tiền thông qua hợp đồng với các tòa soạn báo (hầu hết là học trò từ các iemoto thời Edo). Họ lập ra các tổ chức hội đoàn shogi và các tờ báo chuyên môn shogi, nhưng rồi cũng nhanh chóng giải thể.

Vào ngày 8 tháng 9 năm 1924 (Đại Chính thứ 13), ba tổ chức hội đoàn shogi tại Tokyo đã hợp nhất dưới sự lãnh đạo của Thập tam thế Danh Nhân Sekine Kinjirō, thành lập nên Liên đoàn Shogi Tokyo (東 (とう)京 (きょう)将 (しょう)棋 (ぎ)連 (れん)盟 (めい) (Đông Kinh tướng kỳ liên minh), Tōkyō Shōgi Renmei?). Vào năm 1927 (Chiêu Hòa thứ 2), các tổ chức hội đoàn shogi ở Kansai cũng gia nhập để hợp nhất thành Liên đoàn Shogi Nhật Bản (日 (に)本 (ほん)将 (しょう)棋 (ぎ)連 (れん)盟 (めい) (Nhật Bản tướng kỳ liên minh), Nihon Shōgi Renmei?). Vào năm 1936 (Chiêu Hòa thứ 11), tổ chức đổi tên thành Tướng kỳ Đại Thành hội (将 (しょう)棋 (ぎ)大 (たい)成 (せい)会 (かい), Shōgi Taiseikai?), và cuối cùng vào năm 1947 (Chiêu Hòa thứ 22), tổ chức trở thành Liên đoàn Shogi Nhật Bản (日 (に)本 (ほん)将 (しょう)棋 (ぎ)連 (れん)盟 (めい) (Nhật Bản tướng kỳ liên minh), Nihon Shōgi Renmei?) như ngày nay. Sự thành lập của một tổ chức thống nhất quản lý bộ môn shogi cùng với việc xuất bản kỳ phổ các ván đấu shogi trên các báo giúp các kỳ thủ giờ đây có thể có thu nhập ổn định từ lương thi đấu và tiền thưởng.

Khai sinh danh xưng "kỳ thủ chuyên nghiệp"

Với sự thành lập của Liên đoàn và nguồn thu nhập từ tiền thưởng các giải đấu chuyên nghiệp, thuật ngữ chuyên môn kỳ sĩ (専 (せん)門 (もん)棋 (き)士 (し`), senmon kishi?) bắt đầu được sử dụng rộng rãi để chỉ kỳ thủ chuyên nghiệp thay cho "kỳ khách". Tại thời điểm đó, địa vị xã hội của các kỳ thủ shogi còn thấp, đặc biệt là ở vùng quê, người dân chỉ xem kỳ thủ shogi như những con bạc mà thôi. Theo Thập ngũ thế Danh Nhân Ōyama Yasuharu, vào lúc ông còn nhỏ (đầu thời Chiêu Hòa) thì kỳ thủ chuyên nghiệp đã được gọi là chuyên môn kỳ sĩ, do đó thuật ngữ này có lẽ được sáng tạo vào thời Đại Chính.

Nhiều người cho rằng trước Ōyama và các kỳ thủ thời hậu chiến, các kỳ thủ chuyên nghiệp không tự gọi mình là kỳ sĩ. Hiện nay kỳ sĩ (kỳ thủ chuyên nghiệp) là danh xưng chính thức dành cho họ, do Liên đoàn Shogi Nhật Bản quy định.

Trước năm 1934 (Chiêu Hòa thứ 9) khi Masuda Kōzō thăng lên Sơ đẳng tại Osaka, shogi quy định tương tự như cờ vây - kỳ thủ đạt Sơ đẳng (1-dan) sẽ được công nhận là chuyên môn kỳ sĩ[1]. Trong khoảng thời gian đó, cùng với việc thành lập Trường Đào tạo Kỳ thủ (ở Tokyo vào năm 1928, ở Osaka vào năm 1935), giới shogi đặt ra quy định mới - kỳ thủ shogi chuyên nghiệp xuất phát từ Tứ đẳng (4-dan, sau khi tốt nghiệp Trường Đào tạo)[2].

Số hiệu kỳ thủ

Liên đoàn Shogi Nhật Bản định danh mỗi kỳ thủ chuyên nghiệp đã và đang hoạt động bằng một số hiệu kỳ thủ (xem thêm Danh sách kỳ thủ shogi chuyên nghiệp).

Liên đoàn bắt đầu đánh số kỳ thủ từ ngày 1 tháng 4 năm 1977, gán cho mỗi kỳ thủ đang hoạt động một số thứ tự (số hiệu kỳ thủ), theo thứ tự ngày lên chuyên (ngày thăng lên Tứ đẳng[lower-alpha 1]), bắt đầu từ Kon Yasujirō (Danh dự Cửu đẳng). Các kỳ thủ đã giải nghệ hoặc đã mất vào thời điểm đó không được đánh số thứ tự. Từ đây, mỗi kỳ thủ mới lên chuyên sẽ được gán một số hiệu kỳ thủ.

Lưu ý rằng số hiệu của các kỳ thủ rời khỏi Liên đoàn sau khi thiết lập hệ thống số hiệu kỳ thủ sẽ được để trống. Tính đến tháng 9 năm 2023, có các số hiệu 139 của Nagasaku Yoshinari và số 239 của Hashimoto Takanori là được để trống.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kỳ thủ chuyên nghiệp (Shogi) https://mainichi.jp/articles/20230522/k00/00m/040/... https://megalodon.jp/2020-0815-1946-08/https://new... https://news.yahoo.co.jp/expert/articles/8c67ab334... https://web.archive.org/web/20220510223158/https:/... https://www.shogi.or.jp/about/information_disclosu... https://shogipenclublog.com/blog/2016/03/28/taniga... https://web.archive.org/web/20200218132336/https:/... https://www.yomiuri.co.jp/igoshougi/ryuoh/20200218... https://www.shogi.or.jp/match/dan_provisions/ https://www.shogi.or.jp/match/junni/rules.html#fre...